Hướng dẫn Mẹ nấu cháo dinh dưỡng ngay tại nhà cho bé yêu, 7 sai lầm khi nấu cháo làm trẻ suy dinh dưỡng

Ngày đăng: 14:52 03/08/2014 - Lượt xem: 8296 (lần)

Gần đây, thông tin về một số loại cháo dinh dưỡng trôi nổi ngoài thị trường khiến nhiều bà mẹ hoang mang. Thực ra, tự tay chuẩn bị cho các bé một tô cháo đầy đủ dinh dưỡng không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Hướng dẫn Mẹ nấu cháo dinh dưỡng ngay tại nhà cho bé yêu, 7 sai lầm khi nấu cháo làm trẻ suy dinh dưỡng

 

Hẳn có mẹ sẽ cười khi nghe câu này, vì cháo mẹ nấu sao có thể đi so với cháo hàng quán? Thế nhưng, sự thật đã có nhiều mẹ kêu ca, vì sao tôi nấu rất kỹ lưỡng nhưng con lại không thích ăn bằng cháo mua? 
 
 
nau-chao-dinh-duong-cho-be-ngon
 
 
Tôi không phải là một phụ nữ không biết nấu ăn, nhưng đôi khi còn mệt mỏi khi thấy con cứ lắc đầu nguầy nguậy trước chén cháo mới kỳ công nấu ra. Và trong một lần bận việc, tôi phải mua cháo dinh dưỡng ở gần nhà, con đã ăn rất ngon miệng. Chén cháo ấy sánh, thơm và màu sắc nhìn cũng hấp dẫn lắm. Thế là tôi đã thử nấu theo cách của hàng cháo dinh dưỡng gia truyền ấy, con tôi đúng là đã ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
 
Cách nấu này có lẽ phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ chưa biết ăn thô. Vì nhóm rau, đạm được xay/nghiền rất mịn.
 
Chuẩn bị:
 
- Thực phẩm nhóm đạm, thịt đủ dùng trong ngày hoặc nhiều ngày (nếu bạn muốn trữ đông, đỡ mất công làm nhiều lần)
huong-dan-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-con-yeu-tai-nha-ngon-hon-cua-tiem
 
Thịt bò, cá hồi là những thực phẩm bổ dưỡng cho con. Ảnh: Getty images
 
 
- Thực phẩm nhóm rau/củ.
 
huong-dan-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-con-yeu-tai-nha-ngon-hon-cua-tiem
Bạn hãy tùy sử dụng những loại rau quả đang có trong tủ lạnh nhà mình để chế biến cho con. Ảnh: Getty images
 
 
 
- Bột ngũ cốc mẹ tự rang xay (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… mẹ rang thơm sau đó mang ra máy xay chuyên dụng để nhờ xay mịn, để vào hũ đậy kín nắp).
 
- Bột mè mẹ tự rang, xay. (Mua mè đen hoặc mè vàng còn vỏ, rang thơm, xay mịn, để vào hũ đậy kín nắp).
 
 
Sơ chế:
 
Đầu tiên, hàng ngày bạn vẫn hầm 1 nồi cháo trắng nhỏ đủ để con ăn 3 bữa/ngày. Nên nấu không quá đặc, vừa loãng để khi cho thêm các nhóm thực phẩm khác vào không bị quá đặc.
 
Tiếp theo, để đa dạng các bữa ăn trong ngày cho con, bạn có thể làm cùng lúc 3 nhóm đạm khác nhau. Chẳng hạn, hôm nay bạn muốn cho bé ăn 3 bữa cháo tôm, cá hồi, thịt bò trong ngày.
 
Bạn chọn tôm biển hoặc tôm sông tự nhiên càng tốt. Bóc vỏ, bỏ đầu, xẻ lưng tôm lấy đường chỉ đen rửa sạch, cho vào chén nhỏ cùng đầu hành, 1 chút xíu bột tiêu.
 
Cá hồi rửa sạch để ráo, để vào chén ướp vào 1 ít đầu hành cắt nhỏ, vài lát gừng để bớt mùi tanh, bột tiêu.
 
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp vào 1 chút bột tiêu, đầu hành.
 
Nhằm giảm thời gian làm bếp và bớt những công đoạn lích kích, bạn dùng 1 chiếc nồi to có thể để có thể để vừa cả 3 chén nhóm đạm trên vào và hấp cách thủy đến khi các thứ đã chín thơm. Lần lượt lấy cả 3 ra để nguội.
 
huong-dan-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-con-yeu-tai-nha-ngon-hon-cua-tiem
 
Với cách hấp bạn sẽ giữ lại được gần như nguyên vẹn dinh dưỡng trong thực phẩm. Ảnh: Getty images
 
 
 
Với nồi hấp còn đang trên bếp, bạn lại đặt vào đó những nhóm rau củ để hấp. Có thể là 1 miếng bí đỏ, 1 nửa củ khoai tây, 1 nắm hạt đậu hà lan, 1 miếng bông cải xanh… (tất cả đã được rửa sạch hoặc ngâm rửa kỹ). Nhớ đậy kín vung khi hấp.
 
Sau đó mình dùng cối nhỏ (cối xay tiêu) của máy xay sinh tố để lần lượt xay nhuyễn những thực phẩm trên. Riêng cá hồi vì có ướp gừng nên bạn phải gỡ bỏ những miếng gừng ra nhé! Sở dĩ phải dùng cối nhỏ vì mỗi nhóm thực phẩm ở trên khá ít, lại xay khô nên nếu dùng cối to sẽ khó xay được.
 
Sau khi xay mịn các thứ xong bạn để vào từng hộp nhỏ, có nắp đậy kín và để vào ngăn mát tủ lạnh, dùng ăn trong ngày.
 
 
Cách nấu cháo dinh dưỡng:
 
Đến trước giờ ăn của bé, bạn dùng chiếc nồi nhỏ múc 1 lượng cháo trắng vừa đủ cho bữa ăn, dùng thìa múc 2 thìa thức ăn nhóm đạm và 1 thìa nhóm rau đã được xay nhuyễn cho vào cháo trắng. Có thể múc thêm nửa thìa bí đỏ, nửa thìa khoai tây/cà rốt… đã được hấp – nghiền cho vào nồi. Bắc nồi lên bếp cho cháo sôi trở lại, khuấy đều. Nếu cháo quá đặc bạn châm thêm nước sôi. Nêm nếm vừa khẩu vị của bé. Khi chuẩn bị nhấc nồi xuống, bạn múc 1/2 muỗng cà phê bột ngũ cốc cho vào cháo, khuấy đều, múc cháo ra chén.
 
huong-dan-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-con-yeu-tai-nha-ngon-hon-cua-tiem
Sau khi hoàn thành các công đoạn chén cháo của bé sẽ rất mịn mượt, thơm và có màu sắc đẹp. Ảnh: Getty images
 
 
 
Chờ cháo bớt nóng một chút, bạn cho dầu ăn và 1/2 muỗng bột mè vào cháo, trộn đều và cho bé măm măm.
 
Cách nấu cháo này mình học được ở một gia đình có hàng cháo dinh dưỡng gia truyền rất nổi tiếng. Mình đã làm thử và chén cháo của con rất thơm ngon, đủ chất.
 
 
Lưu ý gì?
 
- Cách nấu này cũng giúp mẹ rút ngắn thời gian cho mỗi lần nấu cháo cho con hơn. Nếu mẹ đi làm, phải giao việc nấu cháo lại cho người chăm bé, mẹ cũng sẽ yên tâm hơn, vì công đoạn trộn lẫn các nguyên liệu vào nhau khá dễ dàng, nhanh chóng.
 
- Cách nấu cháo này chỉ khuyến khích cho những trẻ nuốt thô kém.
 
- Muốn đa dạng mùi vị, mẹ chỉ cần thay đổi các nguyên liệu, riêng bột ngũ cốc và bột mè thì luôn có nhé. Bột ngũ cốc giúp cháo sánh và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Bột mè ngoài giúp chén cháo thơm ngon, bổ dưỡng mè còn chứa nhiều chất xơ giúp bé nhuận tràng hơn...
 
Và vì đã có bột mè nên mẹ có thể giảm 1 chút dầu trong cữ ăn của bé xuống.
 
- Tùy theo các loại thực phẩm như lươn, gà, thịt heo, cá thu, ếch… mà mẹ cần ướp thêm gì. Riêng cá hồi và lươn, lời khuyên là nên hấp chung vào vài lát gừng.
 
- Với các loại rau lá, mẹ không cần xay nhuyễn mà có thể băm bỏ vào cháo ở công đoạn gần cuối. Chỉ cần hấp - xay với đậu hà lan hạt, bông cải xanh – trắng, bắp cải… và các loại củ ở nhóm bột.
 
- Có thể nêm rau nêm băm nhỏ vào cuối cùng nếu bạn cảm thấy cháo chưa đủ thơm ngon.
 
- Sau cuối, vì mỗi lần chế biến có thể lượng thực phẩm thu được sẽ khá nhiều, mẹ có thể chia phần vào các hộp nhỏ có nắp đậy và trữ ở ngăn đá. Hẳn với cách nấu cháo này, mẹ sẽ có dư rất nhiều thời gian để vui chơi cùng con.
 
 
7 sai lầm khi nấu cháo làm trẻ suy dinh dưỡng
 
 
Nhiều bà mẹ dù ngày nào cũng hì hụi nấu nướng, tìm cách thay đổi thực đơn cho con, nhưng bé vẫn không tăng cân dù ăn đủ bữa. Lí do có thể do trong quá trình nấu cháo cho bé, mẹ đã mắc phải những sai lầm dưới đây...
 
 
Nghiện khoai tây, cà rốt
 
Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt.
 
Thực tế, khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.
 
 
Cho thêm ngũ cốc vào cháo
 
Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.
 
 huong-dan-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-con-yeu-tai-nha-ngon-hon-cua-tiem-7
Nên hạn chế cà rốt và thay vào đó là những loại rau xanh khác
 
 
“Lạm dụng” máy xay sinh tố
 
Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…
 
 
Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ
 
Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.
 
 
Dùng nước hầm xương nấu cháo
 
Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
 
Thực tế, việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
 
 
nau-chao-dinh-duong-cho-be-ngon
 
 
Nếu sau một thời gian mà bé không tăng cân thì các mẹ nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa
Không cho dầu ăn vào cháo của bé
 
Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.
 
Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.
 
Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày
 
Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.
 
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.
 
Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.
 
Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.

 

Nguồn : Sưu tầm nhiều nguồn trên internet  - webtretho.com; eva.vn; cachlam.edu.vn; lamsao.com; bekhoemevui.vn; ; ....
source: copywright from Internet

Tin tức khuyến mãi


Chứng nhận Website Thương Mại Điện Tử Đạt Chuẩn Giao Dịch

Chứng nhận đại lý phân phối sản phẩm chính hãng

HỆ THỐNG SHOWROOM BÁN HÀNG ALOBUY VIỆT NAM TOÀN QUỐC

zalo